BÀI HỌC

Hãy kể một câu chuyện về sản phẩm của bạn

Tất cả những sản phẩm và thương hiệu đỉnh cao đều kể một câu chuyện. Điều này có nghĩa là kể chuyện đóng vai trò như một nền tảng hiệu quả cho marketing. Nhưng kể chuyện gì và kể chuyện là gì chứ?

Về cốt lõi, kể chuyện đồng thời với đưa ra một lời hứa cho những ai mua sản phẩm từ bạn. Bạn có thể hứa hẹn rằng sẽ mang sự hấp dẫn , duyên dáng, hạnh phúc hay sức khỏe, thịnh vượng đến cho khách hàng. Sau đó, những lời hứa này phải được đóng khung trong một câu chuyện.

Một ví dụ về việc này là từ TOMS, một công ty giày từ thiện nổi tiếng. Khi một khách hàng bất kì mua giày, TOMS quyên góp một đôi giày cho quỹ từ thiện. Đây cũng chính là lý do tại sao khẩu hiệu của họ là "One for One". Nhưng câu chuyện chính xác mà họ muốn kể cho khách hàng là gì? Câu chuyện đang kể cho khách hàng rằng nếu họ đang mua hàng từ TOMS, họ là người rất rộng lượng. Nó còn kể cho khách hàng rằng bạn bè của họ sẽ nghĩ họ hào phóng vì hầu hết bọn họ đều quen thuộc với thương hiệu TOMS. Người ta thường thích được cho là hàng phóng, rộng lượng, và thế nên TOMS đã hứa hẹn bằng cách kể một câu chuyện lôi cuốn về sản phẩm của mình. Doanh nghiệp của bạn cũng có thể làm điều như vậy. Kể một câu chuyện, đưa ra một lời hứa, và bán sản phẩm của mình.

Tạo ra hashtag cho chiến dịch của mình

Hashtag (dấu thăng, dùng trên mạng xã hội) rất mạnh. Chúng cho phép người dùng đến gần nhau hơn với một nguyên nhân chung bao quanh thương hiệu của bạn. Chúng tạo được ý thức thương hiệu. Và chúng còn có thể xây dựng một nền tảng cho khách hàng nếu hashtag đủ sức thu hút. Hashtag có thể được sử dụng trên bất kì nền tảng mạng xã hội, bao gồm cả LinkedIn, Google+, Facebook, Instagram, và Twitter.

Thương hiệu vệ sinh phụ nữ Always, tạo ra một chiến dịch hashtag #LikeAGirl (#hãy như một cô gái). Về cơ bản, Always tự đặt mình như một thương hiệu hỗ trợ cho phụ nữ. Đây là một bước tiến thông minh cho một thương hiệu mà khách hàng của họ phần lớn là phụ nữ.

Bạn cũng có thể tạo ra một nội dung do người dùng tạo ra bằng cách tạo một hashtag độc nhất và quảng cáo nó cho khán giả. Hashtag cho người dùng tương tác với thương hiệu. Chúng tạo ra một nội dung độc nhất nhưng chẳng tốn thêm số tiền nào cả. Và hashtag còn củng cố danh tính của thương hiệu.

Thế nào là một chiến lược marketing hiệu quả?

Để giúp cho các nhà tiếp thị và doanh nghiệp có thể tiếp cận các khách hàng mục tiêu của mình một cách hiệu quả nhất, chúng ta cần biết đến một chiến lược marketing hiệu quả. Vậy làm thế nào để tạo ra được một chiến lược hiệu quả?

1. Sử dụng tính năng tùy chỉnh đối tượng tương tác trên quảng cáo Facebook (Facebook Custom Audience)

Trên Facebook, tệp đối tượng tùy chỉnh Facebook Engagement Custom Audiences có thể giúp bạn nhắm đến lượng khách hàng đã từng xem các video mà bạn đăng.

Tính năng này cho phép bạn chỉ tập trung quảng cáo vào những người có tương tác với bài viết hoặc video của mình hay những người từng nhấp chuột vào bất kỳ liên kết nào trên quảng cáo của bạn. Đồng thời, nó cũng cho phép bạn sắp xếp nội dung cho khán giả theo công thức "nếu... thì". Ví dụ, bạn thiết lập một quảng cáo được sắp xếp theo cách như sau: nếu khách truy cập xem 10 giây "video 1", thì lập tức hiển thị quảng cáo cho "video 2".

2. Tăng cường số lượng video ngắn trên Twitter và Facebook

Thế giới đang tiêu thụ bình quân 100 triệu giờ xem video mỗi ngày chỉ riêng trên Facebook, và có 43% số người muốn xem nhiều các video có nội dung quảng cáo hơn từ các nhà tiếp thị.

Chỉ với vài đô la một ngày, bạn có thể sử dụng tính năng Boosted Posts - Tăng cường bài đăng trên Facebook và / hoặc Promoted Tweets - nâng cấp quảng cáo trên Twitter để đem tới nhiều video hơn cho khán giả của mình.

Phương tiện truyền thông xã hội thực sự là một "công cụ mang tính khuyếch đại toàn cầu", nên nếu chỉ dùng 1 đô la để có thể thúc đẩy quảng cáo vào mục tiêu có sẵn và nhờ đó nhận được lượng tương tác nhiều hơn, thì lượng tiếp cận nội dung cho quảng cáo của bạn dần dần tăng lên là lẽ quá đỗi bình thường.

Một video được định dạng chạy như bài đăng tăng cường trên Facebook có khả năng nhắm đúng đối tượng và chứa một nội dung truyền đạt tuyệt vời sẽ tạo ra sự tương tác đáng kể (lượt thích, bình luận và chia sẻ), kéo theo lượng truy cập và nhấp chuột tăng cao trong khi bạn không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền.

Bạn có thể thử nghiệm tính năng tăng cường bài đăng trên của Facebook và tự đánh giá liệu nó có giúp lợi nhuận của bạn tăng lên hay không chỉ với việc bỏ ra một vài đô la bé nhỏ. Khi nhận thấy các bài Boosted Post đạt được tỷ lệ tương tác 10% trên Facebook và có được lượng tiếp cận khả quan, hãy cân nhắc đến việc thúc đẩy bài viết nhiều hơn nữa.

3. Cộng tác với những người có ảnh hưởng vi mô

Xây dựng các chiến dịch quảng cáo với hàng loạt người có sức ảnh hưởng vi mô khác nhau có thể thu hút lượng lớn người xem, đó chắc chắn là điều các doanh nghiệp nên nghĩ đến.

Ai cũng muốn mua sản phẩm từ những thương hiệu mà họ tin tưởng và nếu có thể quen biết được nhóm những người có ảnh hưởng để hợp tác cùng, thì bạn nên bắt đầu xây dựng một cộng đồng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mình. Mục tiêu của sự hợp tác này là chạy các chiến dịch nhờ vào tầm ảnh hưởng của những người nổi tiếng và chỉ nên kéo dài trong vòng một vài tháng.

Việc ký hợp đồng vài tháng với một số người có sức ảnh hưởng vi mô để trở thành đại diện thương hiệu là một cách tuyệt vời để đẩy mạnh nhận diện thương hiệu trong lĩnh vực doanh nghiệp hướng đến. Đối với các thương hiệu nhỏ hơn, cần từ 5 đến 10 nhân vật có sức ảnh hưởng.

Doanh nghiệp nên lưu trữ lại toàn bộ bài đăng và quảng cáo mà họ viết về sản phẩm của mình, bởi những nội dung này có thể được tái sử dụng nhiều lần (bao gồm cả hình ảnh và video) cho các chiến dịch tiếp thị thương hiệu tiếp theo.

4. Ưu tiên tốc độ tải trang và trải nghiệm trên di động

Con người đang dành nhiều thời gian hơn cho thiết bị di động và các công cụ tìm kiếm cũng ngày càng ưu tiên cho những nội dung được tối ưu hóa nhanh chóng và dễ dàng. Các giao diện tạo ra cần phải tùy biến hiển thị trên nền tảng di động và tốc độ tải trang cũng cần phải nhanh hơn.

Đây không phải là chiến thuật mà ngay lập tức sẽ nâng cao thu nhập hoặc nhận diện về thương hiệu, nhưng trong hoàn cảnh thế giới trực tuyến luôn chuyển biến không ngừng, nếu muốn có nhiều lượt xem hơn từ các công cụ tìm kiếm và truyền thông, bạn nhất định cần tối ưu hóa trang web của mình.

Facebook, Google và các nền tảng lớn khác đã cho thấy họ sẽ ưu tiên các trang web được tối ưu hóa và thân thiện hơn với các trải nghiệm di động, do đó, điều chỉnh trang web để hiển thị tốt hơn trên các thiết bị này ngày càng trở nên quan trọng.

Hãy thiết kế website sao cho mượt mà hơn với các ứng dụng đọc báo điện tử như Facebook Instant Articles và AMP (các trang hiển thị di động nhanh) đồng thời sử dụng các công cụ như Google Speed ​​Tools để tìm cách nâng cấp tốc độ trang web của bạn.  

Những bí quyết có một chiến lược content marketing tốt

Content marketing là công cụ hiệu quả để gia tăng doanh số, tuy nhiên không nhiều doanh nghiệp có kế hoạch để phát huy sức mạnh của công cụ này. Dưới đây là những bí quyết để bạn có một chiến lược content marketing tốt

1. Ưu tiên nền tảng điện thoại thông minh

Những năm gần đây, chiến lược content marketing thường xem phiên bản điện thoại di động là phần bổ trợ thêm cho các nội dung được thiết kế chính trên giao diện máy vi tính. Điều này nhằm giúp các doanh nghiệp chạm thêm đến 53% người dùng internet toàn cầu truy cập các website bằng điện thoại di động. 

Tuy nhiên, các chuyên gia marketing thế giới đã bắt đầu thay đổi cách tiếp cận trong lựa chọn kênh cho content marketing. Cụ thể, trong tương lai sẽ xuất hiện xu hướng xây dựng nội dung cho phiên bản điện thoại chính, sau đó mới tạo phiên bản tối ưu phụ thêm cho máy vi tính.

Thống kê từ Go-Globe cho thấy trong năm 2017, điện thoại di động chiếm 80% thời gian sử dụng mạng xã hội của thế hệ Millennial và thế hệ Z. Ngoài ra, 57% người dùng sẽ không giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ có thiết kế giao diện kém trên điện thoại di động cho bạn bè, người thân.

Chìa khóa đầu tiên cho chiến lược content marketing là điều chỉnh thứ tự ưu tiên trong kênh tiếp cận của doanh nghiệp, dựa trên sự thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng.

2. Nội dung sáng tạo và riêng biệt

Sự kết hợp nội dung với các hình ảnh trực quan có thể giúp bạn gắn kết với người xem nhiều trong những năm vừa qua. Người xem sẽ quan tâm nhiều hơn đến loại hình của nội dung bạn đăng tải, chia sẻ. Cụ thể, các infographic, videographic được người xem yêu thích, song các nội dung phát sóng trực tiếp trên Facebook, Instagram và YouTube sẽ thu hút người xem hiệu quả hơn.

Người tiêu dùng muốn chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ từ các thương hiệu họ biết và yêu thích. Đó là lý do vì sao 61% chuyên gia marketing có kế hoạch sử dụng Facebook Live và Periscope cho các chiến dịch content marketing tiếp theo, theo Social Media Examiner.

Hãy chuẩn bị chia sẻ nhiều hơn về các hoạt động nội bộ với người theo dõi doanh nghiệp của bạn, đặc biệt là các nội dung hậu trường. Đối với nhóm nội dung này, bạn chỉ cần chú trọng tính chân thực, gần gũi.

Song, với những loại nội dung khác như video đã được biên tập sẵn, các hình ảnh, bài viết về thương hiệu thì bạn chỉ nên đăng tải các nội dung có chất lượng cao. Theo Content Marketing Institute, 85% chuyên gia marketing tin rằng những content chất lượng cao kết hợp với chiến lược sử dụng hiệu quả sẽ là lý do chính tạo nên thành công cho content marketing.

Vì vậy, hãy tập trung cá nhân hóa các nội dung gốc của bạn để phù hợp với người tiêu dùng và kết nối với cảm xúc của họ nhiều hơn.

3. Chuẩn bị các nền tảng marketing mới

Nếu doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn chưa sử dụng dịch vụ chatbot cho content marketing thì hãy bắt đầu sử dụng chúng đi nhé. Công cụ Chatbot đã chứng minh tính hiệu quả trong dịch vụ chăm sóc khách hàng và cũng như các chiến lược content marketing trong năm qua.

Một báo cáo thực hiện bởi BI Intelligence năm 2015 cho thấy các nền tảng nhắn tin có thể đuổi kịp mức độ phổ biến tương đương các mạng xã hội. Cụ thể, hơn 2,4 tỷ người đang sử dụng cả Facebook Messenger và WhatsApp hàng tháng.

Chatbot là công cụ hữu hiệu để gia tăng sự kết nối, trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu, giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi của người tiêu dùng và thậm chí là thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi trên các website mua sắm. Tất cả đều là những yếu tố cần thiết cho một chiến dịch content marketing thành công.

Ngoài ra, nếu bạn đang cân nhắc sử dụng các chatbot thì cũng hãy xem xét việc tối ưu hóa nội dung cho công cụ tìm kiếm bằng giọng nói cũng như cá nhân hóa các nội dung tương tác với khách hàng.

4. Đừng bỏ qua email

Bạn có đang chật vật trong việc xây dựng chiến dịch email marketing thành công không? Bạn từng nghĩ rằng sẽ từ bỏ email và chỉ tập trung vào mạng xã hội, blog? 66% chuyên gia marketing cũng gặp phải vấn đề này, theo Content Marketing Institute.

Song, trước khi từ bỏ, bạn cần biết rằng 79% chuyên gia marketing tham gia khảo sát của Content Marketing Institute cho biết email là một trong những kênh phát hành nội dung thành công nhất của họ.

Điều này có nghĩa là bạn có thể chỉ cần thay đổi cách tiếp cận với email marketing. Hãy tập trung gửi email có nội dung được cá nhân hóa cho những khách hàng đã đăng ký nhận thông tin qua email từ bạn. Bằng việc hiểu rõ các đặc tính nổi bật của sản phẩm, dịch vụ mà người tiêu dùng yêu thích, bạn có thể thiết kế ra những nội dung email phù hợp với người nhận.

Tiếp thị thương hiệu & Tiếp thị hàng trực tiếp: Sự kết hợp mạnh mẽ

Tiếp thị thương hiệu là gì? Tiếp thị trực tiếp là gì? Làm thế nào để kết hợp tiếp thị thương hiệu và tiếp thị trực tiếp với nhau? 

Tiếp thị xuất hiện dưới nhiều dạng hình thức khác nhau, nhưng đây là 2 dạng cơ bản nhất của tiếp thị: tiếp thị thương hiệu và tiếp thị trực tiếp. Tiếp thị thương hiệu là đưa tên tuổi của bạn ra thị trường và xây dựng sự nhận dạng về thương hiệu của bạn. Nó được thiết kế để tạo ấn tượng tốt về công ty và sản phẩm của bạn cho người tiêu dùng để họ nhớ đến bạn khi họ có nhu cầu. Tiếp thị trực tiếp nhắm vào khách đang có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ, mà bạn đang cung cấp, và khuyến khích họ chọn sản phẩm của bạn thay vì những công ty cạnh tranh. Hãy cùng tìm hiểu về sự khác nhau giữa 2 loại tiếp thị này. Tiếp thị thương hiệu và tiếp thị trực tiếp vẫn có thể mang lại hiệu quả ngay cả khi sử dụng riêng lẻ, nhưng chúng sẽ tạo ra hiệu quả tốt hơn nhiều khi cả 2 hình thức được kết hợp lại với nhau. 

Lấy ví dụ về quảng một người nào đó tình cờ xem được một cáo máy xay hoa quả với khẩu hiệu: “mua thật rẻ, xay mạnh mẽ”. Người đó tuy không cần máy xay mới, nhưng họ vẫn bấm vào quảng cáo một lúc để xem cái máy trông như thế nào. Rồi một vài tháng sau đó, người này lở tay bỏ quá nhiều chuối đông lạnh vào máy xay của mình và làm hỏng nó. Thế nên họ cần phải mua một cái máy mới và lên mạng tìm “máy xay”. Một quảng cáo từ cùng công ty trước xuất hiện trong phần kết quả tìm kiếm. Bởi vì người mua hàng đã nhìn thấy khẩu hiệu vui tai này vài tháng trước, họ nhớ đến thương hiệu và việc bạn cung cấp máy xay vừa túi tiền và mạnh mẻ. nghỉ ra ngay rằng máy xay của nó rẻ và mạnh mẻ. Nên họ bấm vào quảng cáo và mua sản phẩm từ công ty đó. 

Nếu họ chưa bao giờ thấy phần quảng cáo trên mạng (tiếp thị thương hiệu). Sẽ có ít khả năng họ bấm vào phần quảng cáo mà họ tìm được (tiếp thị trực tiếp) bởi vì họ có thể chưa có bất cứ liên hệ tích cực nào với thương hiệu này.

Những khách hàng đã từng đến xem trang web và quen thuộc với thương hiệu của bạn sẽ có xu hướng bấm vào tên của bạn trong phần tìm kiếm nhiều hơn từ 2 đến 3 lần và tương tự như vậy họ sẽ thích mua từ bạn hơn cũng từ 2 đến 3 lần.

Để sự kết hợp này có hiệu quả cho mảng tiếp thị của công ty bạn, hãy bắt đầu tập trung vào tiếp thị thương hiệu trước khi tiếp cận đến tiếp thị trực tiếp. Chìa khóa cho tiếp thị thương hiệu là hiểu được khách hàng mục tiêu. Chính xác là bạn đang muốn bán sản phẩm cho ai? Sở thích và thói quen sử dụng Internet của họ như thế nào? Hãy làm một vài nghiên cứu và tìm ra nơi thích hợp mà họ có thể tìm đến bạn ở trên mạng. Sau đó bạn có thể mua các gói quảng cáo hiển thị hình ảnh(Những phần quảng cáo bạn hay thấy trên web, thường là ở cạnh bên hoặc trên đầu của trang) để hiển thị trên các loại trang mạng mà khách hàng mục tiêu của bạn truy cập. Bạn cũng có thể mua gói quảng cáo trên mạng xã hội để nhắm vào người thường truy cập vào các trang mạng này. 

Gói quảng cáo hiển thị có thể là tiếp thị thương hiệu hay trực tiếp. Nếu nó có xu hướng mời gọi người xem mua thứ gì đó ngay lập tức, đó là tiếp thị trực tiếp. Nếu nó là một quảng cáo bao quát với mục tiêu giúp người xem biết đến thương hiệu và sản phẩm của bạn, đó là tiếp thị thương hiệu. Khi tiếp thị thương hiệu của bạn đã và đang được sử dụng, bạn có thể bắt tay vào hoàn thành phần tiếp thị trực tiếp.

Thông thường, bạn làm như vậy với những quảng cáo tìm kiếm đã trả phí. Bạn có thể sử dụng dịch như Google AdWords để lắp đặt những quảng cáo tìm kiếm để nhắm vào những khách hàng tiềm năng khi họ tìm những từ khóa liên quan tới thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của bạn. Tên thương hiệu và tên sản phẩm của bạn là những từ khóa thiết yếu khi lắp đặt cho quảng cáo tìm kiếm trên mạng, nhưng bạn cũng nên sử dụng công cụ hỗ trợ như Google Keyword Planner và Bing Keyword Research để tìm những từ khóa khác mà người tiêu dùng dùng để tìm tên sản phẩm của bạn. Có 2 dạng quảng cáo tìm kiếm chính bạn có thể lắp đặt: quảng cáo thông thường và quảng cáo tiếp thị lại, hay danh sách tiếp thị lại cho quảng cáo tìm kiếm. 

Quảng cáo tìm kiếm thông thường nhắm vào những người trên Internet tìm kiếm về từ khóa mà bạn đã chọn lắp đặt. Quảng cáo tìm kiếm tiếp thị lại chỉ nhắm vào những người đã ghé thăm trang web của bạn trước đó. Bởi vì người đã truy cập vào trang của bạn có khả năng nhấn vào tên bạn trong kết quả tìm kiếm cao hơn gấp 2-3 lần, quảng cáo tìm kiếm tiếp thị lại có thể cho bạn kết quả tốt hơn nhiều so với dạng thông thường. 

Nếu bạn sử dụng dịch vụ phân tích thông tin cho trang web của bạn, nó có thể cung cấp cho bạn thông tin của người đã ghé thăm trang của bạn mà bạn cần để lắp đặt quảng cáo tiếp thị lại. Nếu bạn mới trong ngành và chưa có số lượng lớn người truy cập vào trang web của bạn, thực hiện tiếp thị thương hiệu nhiều hơn sẽ giúp bạn tiếp cận nó. Bây giờ chúng ta đã biết quảng cáo tiếp thị lại tốt hơn dạng thông thường, hãy cân nhắc về cách bạn đầu tư vào quảng cáo nào. 

Để thấy được giá trị bạn có thể có được từ quảng cáo tìm kiếm hay quảng cáo tiếp thị lại, hãy thử một bài kiểm tra khi bạn chia đều số tiền cho cả hai dạng quảng cáo trong một tháng. Sử dụng cùng từ khóa và nội dung quảng cáo cho hai dạng.

Sau tháng đó, hãy quan sát mức phí cho một lần nhấn chuột (số tiền bạn phải trả cho mỗi lần có người nhấn vào xem quảng cáo của bạn) và mức quy đổi ( phần trăm số người nhấn vào quảng cáo của bạn và sau đó mua một món bất kỳ) cho cả hai dạng quảng cáo. Chi phí cho mỗi lần nhấn chuột của quảng cáo tiếp thị lại có thể sẽ thấp hơn (và điều đó là tốt), nhưng mức quy đổi có thể sẽ cao hơn (cũng là điều tốt).

Giả dụ chi phí cho mỗi lần nhấn chuột của quảng cáo thông thường là $2 và có mức quy đổi là 5%. Điều đó có nghĩa là bạn phải trả $40 cho mỗi lần quy đổi. Bây giờ giả dụ chi phí cho mỗi lần nhất chuột của quảng cáo tiếp thị lại là $1 và quy đổi ở mức 10%. Bạn chỉ phải chi trả $10 cho mỗi lần quy đổi.

Nếu quảng cáo tìm kiếm tiếp thị lại của bạn mang lại kết quả tốt hơn nhiều so với dạng thông thường trong bài kiểm tra của bạn, bạn có thể dùng tiền cho quảng cáo thông thường và tập trung đầu tư hơn vào tiếp thị thương hiệu, như quảng cáo mạng xã hội hay quảng cáo hiển thị hình ảnh Với hướng đi đó, nhiều người sẽ biết đến bạn hơn và truy cập vào trang của bạn. Lúc đó bạn có thể bắt đầu đổi qua sử dụng quảng cáo tìm kiếm tiếp thị lại. Quy trình này có thể mang lại nhiều đơn mua hàng hơn so với khi bạn chỉ nhắm vào người tiêu dùng với quảng cáo tìm kiếm thông thường. 

Tiếp thị thương hiệu và tiếp thị trực tiếp có thể là một cặp bài trùng mạnh mẽ, nhưng không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng cho quảng cáo tìm kiếm tiếp thị lại. Hãy cùng tìm hiểu những điều bạn cần tập trung vào hơn.

 

LỜI KHUYÊN CHO VIỆC TẠO DỰNG MỘT TRANG WEB THÀNH CÔNG

Tại sao doanh nghiệp của tôi cần phải có trang web? Làm thế nào có thể một trang web kinh doanh giúp tôi và khách hàng của tôi đạt được mục tiêu? Làm thế nào để tôi tạo ra một trang web mạnh mẽ? 

Tưởng tượng Ellie sở hữu Elluminati, cửa hàng trưng bày đèn neon. Cô ấy cẩn thận thiết kế cửa hàng của cô ấy để tạo nên một trải nghiệm mua sắm thú vị và thể hiện sự tinh tế của cô dành cho neon. Nhưng khi nói đến trang web của cô ấy, cô cho biết rằng từ khi công ty của cô là một doanh nghiệp nhỏ, thiết kế trang web và nội dung thực sự không quan trọng. Hay họ?

Thực ra, trang web là một sự mở rộng doanh nghiệp của bạn. Nó giống như địa điểm thực tế của doanh nghiệp, bạn muốn trang web của bạn có nguyên tố bất động sản, giới thiệu thương hiệu của bạn, chuyển đổi trình duyệt thành người mua. Loại trang web nào có thể giúp Ellie làm được điều đó? Nào cùng chọn: Bước đầu tiên là tạo nên một trang web mạnh để tìm kiếm nguyên tố địa điểm, cái mà trên mạng là một tên miền tốt (AKA địa chỉ trang web của bạn). Bạn có thể dùng trang web như GoDaddy hoặc Google Domains để tìm kiếm và đăng ký tên miền sẵn có. Đừng quên gia hạn hợp đồng hàng năm của bạn để tránh mất nó.

Suy xét bao gồm từ khóa trong địa chỉ, Elluminati là một tên tài giỏi, nhưng họ không tìm thấy được nếu họ không tìm kiếm được cho chữ ký neon. Thêm “neon” hoặc “ký tự” giúp họ tìm kiếm được doanh nghiệp Ellie dễ hơn.

Dùng mở rộng .com nếu nó có sẵn vì tên miền mở rộng được công nhận rộng rãi. Thiết lập địa chỉ hộp thư khách trên tên miền của bạn, như Ellie@elluminati.com. Cái này sẽ làm cho doanh nghiệp của bạn trông chuyên nghiệp, và giúp tăng sự nhân biết thương hiệu trong số người mà bạn email cho họ. bạn có thể thiết lập này bằng cách sử dụng Google Apps for Work, Zoho Mail hoặc Rackspace Mail.

Trang web của bạn phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời giúp đạt được các mục tiêu kinh doanh của bạn như nâng cao nhận thức, thúc đẩy bán hàng hoặc thu thập khách hàng tiềm năng. Để nâng cao nhận thức, bắt đầu với những điều cơ bản: tên doanh nghiệp, vị trí bản đồ và chi tiết liên lạc. Hãy xem xét đưa chi tiết liên hệ của bạn ở cuối trang và khuyến khích khách hàng gửi email hoặc gọi nếu có thắc mắc. Có phần "về chúng tôi" giải thích hoạt động kinh doanh của bạn và địa vị. Liên kết đến tài khoản phương tiện truyền thông xã hội của doanh nghiệp bạn và có nhân viên bios và đánh giá của khách hàng để giúp khách truy cập tìm hiểu bạn.

Tiếp theo, bao gồm các tính năng độc đáo cho doanh nghiệp của bạn. Ví dụ: nếu Ellie tạo các dấu hiệu tùy chỉnh, cô ấy có thể tạo ra một trang cho phép khách hàng thiết kế dấu hiệu của họ hoặc xem các thiết kế khác nhau để gây cảm hứng. Để liên lạc với doanh nghiệp của bạn một cách dễ dàng và giúp bạn giữ liên lạc với khách hàng, hãy tạo biểu mẫu trên trang "liên hệ với chúng tôi", nơi họ có thể nhập thông tin của họ. Đừng hỏi quá nhiều thông tin, hoặc họ có thể không điền vào. Công cụ tìm kiếm kéo các từ từ các trang web của bạn để hiểu nội dung của trang web, vì vậy điều quan trọng là nội dung của trang web là mô tả.

Để đảm bảo trang web của bạn có tất cả các thông tin có liên quan, sử dụng 5 W: Who - Ai? (Elluminati), What - Cái gì? (neon dấu hiệu lưu trữ), When - Khi nào? (10-6 hàng ngày), Where - Ở đâu? (123 Fake St.) và Why - Tại sao? (sáng tạo độc đáo của đèn neon bởi chuyên gia về ánh sáng, Ellie). Nếu bạn nghĩ rằng sẽ rất hữu ích để giải thích chi tiết hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, tạo ra phần câu hỏi thường gặp (FAQ) để cho phép khách hàng tìm hiểu thêm về công ty của bạn.

Cuối cùng, đảm bảo sử dụng kích thước phông chữ, màu sắc và các khía cạnh khác của thiết kế nhất quán trên trang web của bạn để làm cho nó trở nên lịch lãm và chuyên nghiệp. Bây giờ bạn đã thấy thiết kế trang web và nội dung có thể giúp doanh nghiệp của bạn như thế nào, hãy đánh giá trang web của bạn hoặc trang web của đối thủ cạnh tranh nhé!  

TỒN TẠI & PHÁT TRIỂN MẠNH TRÊN PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 

Tại sao tôi cần chiến lược trên phương tiện truyền thông xã hội? Tôi phải nghĩ cái gì khi tôi post? Làm thế nào tôi có thể xác định giọng nói của tôi? 

Dùng phương tiện truyền thông xã hội cho thị trường kinh doanh có vẻ khá đơn giản. Bạn chỉ cần đăng, đưa ra thế giới, và chờ đợi cho khách hàng mới. Nhưng thực ra có rất nhiều thứ cho nó. Mỗi một bài viết của bạn là 1 phần của chiến lược truyền thông XH lớn hơn. Ví dụ: giả sử có một nhà hàng mới, có tên Pete’s Paleo Pizza, họ bán bánh pizza không chất gluten, không sữa trong bánh.

Pete chỉ thiết lập một vài tài khoản phương tiện truyền thông xã hội để thị trường bánh pizza của mình và mong muốn bắt đầu đăng bài và đạt được những người theo dõi mới. Tuy nhiên, anh ấy cần can đảm rằng anh ta thực sự giúp doanh nghiệp của mình khi anh ta đăng bài. 

Phương tiện truyền thông xã hội là tất cả về là, tốt, xã hội. Hashtag khuyến khích hội thoại, và là thông tin chưa dễ tiếp cận xây dựng lòng trung thành của người theo dõi. Nó sẽ giúp bạn chia sẻ và đăng lại, nó sẽ giúp bạn có được nhiều người theo dõi hơn. Và đó là sức mạnh của phương tiện truyền thong xã hội. Thực hiện phương tiện truyền thông xã hội đúng cách giống như làm chủ một buổi tiệc tối thành công. Đó là công việc của bạn để giữ nhịp của người tán gẫu và vui nhộn, trong khi tạo nên một bầu không khí chào đón.

Với cương vị là người chủ bữa tiệc bạn có một kế hoạch vững chắc, một tâm trí cởi mở, chú ý đến những mong muốn và nhu cầu của những người khách. Tương tự như cho việc bạn chạy một tài khoản truyền thông xã hội hiệu quả. Bạn nên hình thành giọng nói của bạn và sự hiện diện xung quanh khán giả của bạn. Để làm điều này, bạn nên biết về họ:

Sở thích của họ là gì? Họ sống ở đâu? Họ làm gì? Nơi nào (hoặc trang phương tiện truyền thông xã hội khác) mà họ ghé qua? 

4 điều mà bạn cần chú ý trong khi làm phương tiện truyền thông xã hội là tiếng nói, nội dung, thời điểm, và cuộc hội thoại. Nào cùng khám phá hết tất cả chi tiết hơn.

Nếu bạn quên một điều gì khác, nhớ rằng: Nếu bạn biết khán giả của bạn, bạn có thể tìm thấy được tiếng nói của mình. Nếu bạn tìm được, bạn có thể đạt được khán giả của bạn. 

Suy nghĩ về nội dung của bạn như đồ nội thất trong nhà của bạn. Nó phải đại diện cho khẩu vị của bạn, tạo ra cuôc trò chuyện, và giữ một phong cách nhất quán trong suốt. Nội dung của bạn nên tạo cho người khác cảm thấy thoải mái. Phương tiện truyền thông xã hội là tất cả về việc có thêm khán giả để giao tiếp với bạn và cảm thấy tốt với sự hiện diện của bạn. Điều đó có nghĩa là: không sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như là một nơi để bán cho bản thân về sản phẩm của bạn. Sử dụng nó để kể câu chuyện của bạn, kết nối với khán giả của bạn và miêu tả cảm giác. 

 Thu hút khán giả của bạn về cảnh đằng sau hậu trường của doanh nghiệp của bạn, chia sẻ tin tức và sự kiện, và đăng ‘làm cách nào’ và hình ảnh. Hãy hỏi ý kiến của mọi người và những ngày lễ, sinh nhật và những dịp đặc biệt được công nhận. Tất cả điều này có thể giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Có sợi dây tốt giữa việc thu hút khán giả và làm họ bị quá tải. Đó là lý do tại sao thời gian lại quan trọng trong phương tiện truyền thông xã hội. 

Đăng lên lịch trình off hoặc đăng hai lần liên tiếp sẽ có đôi lần tốt, nhưng chỉ cần bảo đảm giữ một sự cân bằng tốt (hay được gọi là nhịp điệu). Đừng ném bom khán giả của bạn với nội dung, nhưng đừng im lặng. 1 hoặc 2 bài viết mỗi nền tảng mỗi ngày thì nên làm điều đó - theo giờ khi khán giả của bạn hoạt động tích cực nhất. Đối với Pete, có thể là vào buổi sáng, sau chuyến công tác của ông Paleos’, và vào giờ ăn trưa, trong khi họ đang ăn rau cải ở bàn của họ.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng cuộc hội thoại không phải tất cả là về bạn. Tìm hiểu đến khán giả của bạn - họ là nhóm tập trung của bạn. Hỏi câu hỏi. Bắt đầu thảo luận. Đáp ứng.

Source: Google Primer